02/04/2019 | lượt xem: 5 Bạo lực học đường, lỗi của ai? Vụ việc nữ sinh lớp 9 bị bạn cùng lớp đánh hội đồng dã man, lột quần áo và quay clip phát trên facebook ở trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi ( Hưng Yên) gây phẫn nộ với dư luận cả nước. Một câu hỏi đặt ra là: Ai phải chịu trách nhiệm về bạo lực học đường hiện nay? Ảnh minh họa. ( Nguồn: tuoitre.vn) Ngay sau khi phát hiện vụ việc, nhận được đơn trình báo của gia đình nạn nhân, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Trách nhiệm của nhà trường đã được xác định và đang tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Để xảy ra vụ việc vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy trong nhà trường, do học sinh của nhà trường gây ra thì rõ ràng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà trường và một số thầy cô giáo. Tuy nhiên, thực trạng bạo lực học đường hiện nay rất phức tạp, diễn ra ở nhiều trường học, đòi hỏi phải có cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn diện hơn. Ai cũng biết rằng, trẻ em là tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em đòi hỏi sự chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội và Nhà nước. Thực trạng học đường hiện nay cho thấy chính trường học cũng chưa phải là môi trường an toàn, lành mạnh đối với học sinh, bởi chính bạn học của mình và chính thầy cô giáo. Đã nhiều vụ hành hung bạn một cách tàn nhẫn ngay trong lớp học nhưng các học sinh khác không dám can ngăn, không báo cho thầy cô giáo, mà thậm chí còn cổ vũ, quay clip… Đã có những vụ giáo viên bắt học sinh thay nhau tát bạn nhưng không trò nào dám phản đối. Đã có những vụ thầy giáo có biểu hiện dâm ô với học trò… Thực trạng đó phải thay đổi, nhất định phải thay đổi, theo một tiêu chuẩn kinh điển là thầy ra thầy, trò ra trò, để trả lại môi trường trong lành cho học đường. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, của giáo viên chủ nhiệm đối với môi trường giáo dục trong từng trường, từng lớp, tránh chung chung, xử lý hình thức thì nhất định tình hình sẽ thay đổi. Bên cạnh nhà trường, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, là một đối tác song hành với nhà trường trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ em. Hiện nay, đại đa số các gia đình cho rằng việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái là mối quan tâm hàng đầu. Nhiều bậc cha mẹ đã tiếp thu những tinh thần giáo dục mới, gần gũi, chia sẻ với con, quan tâm săn sóc việc sinh hoạt, học tập của con để tháo gỡ kịp thời những khó khăn hoặc phối hợp với nhà trường khi có vấn đề cần quan tâm. Với những gia đình như thế, đa số trẻ em phát triển tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít gia đình ít quan tâm đến việc dạy dỗ, giáo dục con cái. Nhiều gia đình cha mẹ và con cái ít có sự chia sẻ, gần gũi, cha mẹ ít có thời gian dành riêng cho con cái, có tâm lý bỏ mặc cho nhà trường. Lý do thì có rất nhiều nhưng đa số là những gia đình khó khăn về kinh tế, gánh nặng mưu sinh đã vắt kiệt thời gian và sức lực của bố mẹ; bố mẹ có trình độ học vấn thấp cũng là trở ngại… Nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế, về học vấn, nhưng lại quá thiếu thời gian, dẫn đến bỏ mặc con cái. Do đó, những vụ bạo hành học đường hiện nay cần xác định lại thật rõ ràng trách nhiệm của gia đình đối với công tác giáo dục trẻ em. Có nghiên cứu cho rằng, bố mẹ hiện nay thường có các xu hướng khác nhau, đó là dân chủ, bố mẹ thân thiện với con; độc đoán, bố mẹ áp đặt quan điểm, ít quan tâm đến cảm xúc của con; nuông chiều, đáp ứng dễ dàng các yêu cầu của con và không quan tâm rèn con vào kỷ luật; cuối cùng là xu hướng bỏ mặc, việc bố mẹ là kiếm tiền, nuôi con, còn việc học hành là của con phải tự lo. Trong các xu hướng đó, xu hướng dân chủ là hợp lý nhất. Xu hướng này khiến con cái dễ chia sẻ với bố mẹ những vui buồn ở trường học, bố mẹ sát sao với con cái. Trên sự thấu hiểu đó, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con cái cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Hiện nay các kênh thông tin giữa nhà trường và gia đình rất thuận lợi, chỉ cần có sự quan tâm và phương pháp đúng đắn, có cơ chế thích hợp là có hiệu quả. Đã đến lúc phải khẳng định rằng, trách nhiệm giáo dục trẻ em là trách nhiệm trước hết của gia đình, sau đó đến nhà trường. Sau nhà trường và gia đình là vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở việc ban hành các chính sách và quy định của pháp luật liên quan đến việc phát triển giáo dục và chăm sóc trẻ em thật phù hợp, thật nhân văn... Thiếu một trong các yếu tố đó, nếu một yếu tố không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình thì những bất cập trong giáo dục, chăm sóc trẻ em vẫn diễn ra, bất chấp sự nỗ lực của các yếu tố khác./. Thái Vũ Ảnh minh họa. ( Nguồn: tuoitre.vn) Ngay sau khi phát hiện vụ việc, nhận được đơn trình báo của gia đình nạn nhân, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Trách nhiệm của nhà trường đã được xác định và đang tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Để xảy ra vụ việc vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy trong nhà trường, do học sinh của nhà trường gây ra thì rõ ràng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà trường và một số thầy cô giáo. Tuy nhiên, thực trạng bạo lực học đường hiện nay rất phức tạp, diễn ra ở nhiều trường học, đòi hỏi phải có cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn diện hơn. Ai cũng biết rằng, trẻ em là tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em đòi hỏi sự chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội và Nhà nước. Thực trạng học đường hiện nay cho thấy chính trường học cũng chưa phải là môi trường an toàn, lành mạnh đối với học sinh, bởi chính bạn học của mình và chính thầy cô giáo. Đã nhiều vụ hành hung bạn một cách tàn nhẫn ngay trong lớp học nhưng các học sinh khác không dám can ngăn, không báo cho thầy cô giáo, mà thậm chí còn cổ vũ, quay clip… Đã có những vụ giáo viên bắt học sinh thay nhau tát bạn nhưng không trò nào dám phản đối. Đã có những vụ thầy giáo có biểu hiện dâm ô với học trò… Thực trạng đó phải thay đổi, nhất định phải thay đổi, theo một tiêu chuẩn kinh điển là thầy ra thầy, trò ra trò, để trả lại môi trường trong lành cho học đường. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, của giáo viên chủ nhiệm đối với môi trường giáo dục trong từng trường, từng lớp, tránh chung chung, xử lý hình thức thì nhất định tình hình sẽ thay đổi. Bên cạnh nhà trường, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, là một đối tác song hành với nhà trường trong việc giáo dục,chăm sóc trẻ em. Hiện nay, đại đa số các gia đình cho rằng việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái là mối quan tâm hàng đầu. Nhiều bậc cha mẹ đã tiếp thu những tinh thần giáo dục mới, gần gũi, chia sẻ với con, quan tâm săn sóc việc sinh hoạt, học tập của con để tháo gỡ kịp thời những khó khăn hoặc phối hợp với nhà trường khi có vấn đề cần quan tâm. Với những gia đình như thế, đa số trẻ em phát triển tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít gia đình ít quan tâm đến việc dạy dỗ, giáo dục con cái. Nhiều gia đình cha mẹ và con cái ít có sự chia sẻ, gần gũi, cha mẹ ít có thời gian dành riêng cho con cái, có tâm lý bỏ mặc cho nhà trường. Lý do thì có rất nhiều nhưng đa số là những gia đình khó khăn về kinh tế, gánh nặng mưu sinh đã vắt kiệt thời gian và sức lực của bố mẹ; bố mẹ có trình độ học vấn thấp cũng là trở ngại… Nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế, về học vấn, nhưng lại quá thiếu thời gian, dẫn đến bỏ mặc con cái. Do đó, những vụ bạo hành học đường hiện nay cần xác định lại thật rõ ràng trách nhiệm của gia đình đối với công tác giáo dục trẻ em. Có nghiên cứu cho rằng, bố mẹ hiện nay thường có các xu hướng khác nhau, đó là dân chủ, bố mẹ thân thiện với con; độc đoán, bố mẹ áp đặt quan điểm, ít quan tâm đến cảm xúc của con; nuông chiều, đáp ứng dễ dàng các yêu cầu của con và không quan tâm rèn con vào kỷ luật; cuối cùng là xu hướng bỏ mặc, việc bố mẹ là kiếm tiền, nuôi con, còn việc học hành là của con phải tự lo. Trong các xu hướng đó, xu hướng dân chủ là hợp lý nhất. Xu hướng này khiến con cái dễ chia sẻ với bố mẹ những vui buồn ở trường học, bố mẹ sát sao với con cái. Trên sự thấu hiểu đó, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con cái cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Hiện nay các kênh thông tin giữa nhà trường và gia đình rất thuận lợi, chỉ cần có sự quan tâm và phương pháp đúng đắn, có cơ chế thích hợp là có hiệu quả. Đã đến lúc phải khẳng định rằng, trách nhiệm giáo dục trẻ em là trách nhiệm trước hết của gia đình, sau đó đến nhà trường. Sau nhà trường và gia đình là vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở việc ban hành các chính sách và quy định của pháp luật liên quan đến việc phát triển giáo dục và chăm sóc trẻ em thật phù hợp, thật nhân văn... Thiếu một trong các yếu tố đó, nếu một yếu tố không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình thì những bất cập trong giáo dục, chăm sóc trẻ em vẫn diễn ra, bất chấp sự nỗ lực của các yếu tố khác./. Thái Vũ Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I - Trường THPT Nguyễn Trung Ngạn