Đình Cù Tu: (Lễ hội chính vào ngày 10/3 âm lịch)

            Di tích lịch sử văn hoá đình Cù Tu - xã Xuân Trúc được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997. Đình được khởi dựng dưới thời Lê trùng tu lớn dưới thời Nguyễn. Nên hiện nay đình có kiến trúc Lê xen Nguyễn.

Tương truyền đình Cù Tu nằm trên lưng con rồng, đình Cù Tu là nơi tôn thờ Phùng Hưng và Yên Công hai vị có công đánh đổ ách thống trị của phong kiến nhà Đường. Đối với địa phương đình Cù Tu là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử - là nơi ghi dấu văn hoá và tín ngưỡng làng xã thời phong kiến và trong kháng chiến chồng Pháp.
Theo thần tích thì đất Cù Tu xưa là nơi mà Phùng Hưng và Yên Công học hành dưới sự dậy dỗ của Phan Đường tiên sinh. Khi có giặc các ông đã đứng lên kêu gọi nhân dân lật đổ ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong cuộc khởi nghĩa đất Cù Tu là nơi có doanh trại của nghĩa quân Phùng Hưng. Vì thế sau khi Phùng Hưng mất nhân dân Cù Tu thương xót lập đền thờ để nhớ công ơn của Phùng Hưng và Yên Công và tôn các vị là thành hoàng làng có công với nước, che trở cho dân, các triếu đại phong kiến sau này hàng năm đều có sắc phong cho nhân dân Cù Tu thờ phụng.
Đình Cù Tu kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế và một gian hậu cung, phần mái được lợp bằng ngói vẩy cá đây là một công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật, phần ngoại thất đẹp với những bức phù điêu hình rồng, các đao góc, phần nội thất bề thế, chắc chắn, có nhiều bức cốt đạt tới trình độ trạm bong, trạm lộng cao.